Cách làm mâm cơm ngày tết ba miền Bắc - Trung - Nam
0914886989

Hotline bán hàng

63 Tỉnh Thành

Giao hàng Tận Nơi

Cách làm mâm cơm ngày tết ba miền Bắc - Trung - Nam

MICITY.VN 4 năm trước

Mâm cơm ngày Tết rất quan trọng và thường được chuẩn bị tỉ mỉ từ những ngày trước Tết. Ngoài ra, mỗi miền trên dọc dải đất chữ S lại có những khác biệt nho nhỏ trong việc chuẩn bị.

    Dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn ý nghĩa ngày Tết, cách làm mâm cơm ngày tết mang đặc trưng của ba miền.

    Ý nghĩa của ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam

    Ở Việt Nam, chúng ta thường ăn Tết cổ truyền rất to. Đây là dịp để con cháu và các thành viên trong gia đình trở về nhà sum họp sau một năm làm việc vất vả. Trong thời gian nghỉ ngơi, thư giãn tại nhà thì chúng ta có chuẩn bị các mâm cơm ngày Tết để thưởng thức, hồi ức lại các kỷ niệm đẹp với gia đình trong những năm qua. 

    Tết là dịp để gia đình sum họp

    Trong văn hoá của người phương Đông, đây là cách thể hiện sự no đủ, hạnh phúc của một gia đình. Vì thế, mâm cơm ngày Tết đã trở nên cực kỳ quan trọng, được chuẩn bị và bày biện tỉ mỉ, cẩn thận. 
    Ngoài để thưởng thức, mâm cỗ ngày Tết còn mang ý nghĩa thể hiện lòng hiếu kính của con cháu đối với tổ tiên, báo với những người đã khuất những chuyện đầy biến động xảy ra trong năm qua.

    Đặc trưng của mâm cơm ngày Tết Bắc - Trung - Nam

    Mỗi miền sẽ có các món ăn trong mâm cơm ngày Tết riêng với những đặc trưng nhất định. Cụ thể:

    Mâm cơm ngày tết miền Bắc

    Mâm cơm miền Bắc

    Miền Bắc thường xem trọng mâm cao cỗ đầy. Vì thế cách làm mâm cơm ngày tết miền Bắc khá cầu kỳ. Các món ăn trên mâm cơm thường đa dạng, tốn thời gian chế biến. Thông thường, một mâm cơm ngày tết tại miền bắc sẽ có các món như: canh mọc, gà luộc, miến xào, bánh chưng, hành muối, giò thủ, chả lụa, bánh dày, canh măng, thịt kho,... 

    Những món ăn này sẽ được bày và trang trí đẹp mắt vào bát hoặc đĩa. Thông thường thì trên mâm sẽ có khoảng 6 - 8 món tất cả.

    Mâm cơm ngày tết miền Trung

    Mâm cơm miền Trung

    Miền trung cũng có mâm cơm ngày Tết khá đặc trưng với các món ăn vùng miền. Cụ thể mâm cơm Tết của người miền trung từ Huế đổ vào sẽ có các món cuốn, bánh tráng và rau. Những món ăn được chia ra và bày vào các đĩa nhỏ riêng. 

    Các món cuốn sẽ có thịt lợn, giò, nem lụi,...chấm với nước mắm chua ngọt vừa miệng ăn kèm dưa món. Ngoài các món cuốn thì miền Trung còn nổi tiếng với các món kho hoặc hấp khá ngon miệng.
    Ngoài ra, món bánh tét hay bánh chưng miền Trung cũng khác các vùng miền khác. Món bánh này thường được gói chặt hơn, nhân đậu xanh ít để giúp bánh bảo quản được lâu hơn.

    Mâm cơm ngày tết miền Nam

    Mâm cơm miền Nam

    Trong mâm cơm Tết của người miền Nam, các món ăn đặc sản cũng rất đa dạng. Mâm cơm Tết của người miền Nam không quá cầu kỳ và đặt nặng hình thức, hương vị như mâm cơm miền Bắc. Tuỳ từng gia đình họ có thể nghiên cứu triển khai nấu các món như: cơm dừa, trứng muối, trứng kho thịt, thịt kho dừa, canh khổ qua, giò lụa, củ kiệu muối,...và không thể thiếu là bánh tét - đặc sản của Tết miền Nam.

    Bánh tét miền Nam đa dạng về nhân lẫn cách gói từ nhân đậu xanh pha đậu đen hạt đến nhân chuối, nhân dừa, nhân trứng muối… Bánh được ăn kèm với dưa món, củ kiệu, tôm khô để giảm cảm giác ngán và tăng cảm giác ngon miệng cho người ăn.

    Cách làm mâm cơm ngày Tết

    Nếu bạn muốn làm mâm cơm ngày Tết phù hợp nhất ở cả ba miền, trông ngon và đẹp mắt thì nên tham khảo cách làm mâm cơm ngày Tết. Cụ thể:

    Trước khi làm mâm cơm ngày Tết

    Trước khi làm mâm cơm ngày Tết, bạn nên lên kế hoạch chuẩn bị các món chính sẽ xuất hiện trên mâm cơm. Việc lên kế hoạch giúp bạn đi chợ chuẩn bị được đầy đủ các nguyên liệu hơn.
    Hầu hết các loại đồ để nấu mâm cơm ngày Tết đều được bán ở chợ, mách bạn nên mua đồ ăn cho ngày Tết tính toán sao cho đủ cả mấy ngày, có thể bảo quản ở tủ lạnh, bởi trong những ngày đầu năm thì một số nơi chợ không có mở cửa.

    Trong quá trình chế biến

    Trong quá trình chế biến các món ăn cần đọc kỹ hướng dẫn nấu để thao tác nhanh gọn, chuẩn, mang đầy đủ hương vị đặc trưng riêng của vùng miền đó.
    Nên nấu các món song song với nhau, món nào nấu lâu thì nấu trước. Những món xào nấu sau cùng để giữ được hương vị tươi ngon nhất có thể.

    Bày biện

    Các món ăn ngon cần phải có cách bày biện đẹp mắt và hoàn hảo. Điểm này giúp tăng giá trị món ăn, giá trị mâm cỗ. Hãy bày trí mâm cơm ngày Tết sao cho đẹp mắt nhất có thể. Mách bạn lên lên Internet và học hỏi cách trang trí từ các chuyên gia, có rất nhiều cách trang trí món ăn rất độc đáo và lạ mắt.

    Tết cổ truyền tại Việt Nam đã được xây dựng từ rất lâu đời, mang đậm giá trị văn hoá. Mỗi năm tết đến xuân về, gia đình sum họp mừng năm mới, cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống, đầm ấm và hạnh phúc. Hãy học hỏi các món ăn, văn hoá vùng miền để có thể chế biến được những món ăn ngon, đẹp mắt cho gia đình mình bạn nhé!

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn