Bộ lọc hepa là gì? Ưu nhược điểm và cơ chế hoạt động của nó
0914886989

Hotline bán hàng

63 Tỉnh Thành

Giao hàng Tận Nơi

Bộ lọc hepa là gì? Ưu nhược điểm và cơ chế hoạt động của nó

MICITY.VN 4 năm trước

Bộ lọc Hepa là một trong những sản phẩm cần có trong các thiết bị lọc không khí tại nhà hiện nay, nhất là các địa điểm có mức độ ô nhiễm cao như TP Hà Nội, TP Hồ Chí Minh.

    Không phải nhiều người khi đi mua sắm các thiết bị đều am hiểu tường tận về loại sản phẩm này. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ gửi đến bạn các thông tin giải đáp về bộ lọc Hepa, công dụng và chức năng của nó.

    1. Màng lọc Hepa là gì? 

    Hepa bản chất được hiểu là một công nghệ lọc bụi bẩn được bắt đầu từ năm 1940, dùng để lọc các hạt bụi sau phóng xạ, giảm thiểu tác động tới hệ hô hấp của con người và ô nhiễm môi trường không khí.

    Theo tiếng anh, bộ lọc Hepa được giải nghĩa của cụm từ viết tắt High Efficiency Particulate Air. Những loại màng lọc Hepa thường có chứa những sợ rất nhỏ, có đường kính chỉ khoảng từ 0,2 đến 2 µm. Nhỏ hơn 10 lần so với sợi tóc của con người. Các sợi trong bộ lọc Hepa sẽ được xếp chồng từng lớp lên nhau, cách nhau một khoảng trống nhất định vừa đủ để không khí lọt qua.

    Bộ lọc hepa
    Bộ lọc hepa

    Sợi trong màng lọc Hepa được sản xuất thường là các sợi thuỷ tinh, khi xếp các sợi tạo thành màng lọc sẽ giúp màng lọc được triệt để các hạt có kích thước lớn trong không khí.

    Theo nghiên cứu của các nhà khoa học đến từ Đại học Công nghệ Queensland (thành phố Brisbane, nước Úc), màng lọc Hepa đúng nghĩa sẽ loại bỏ được đến 99.99% những tạp chất trong không khí, trả lại cho không gian bầu không khí sạch và trong lành.

    Có rất nhiều tiêu chuẩn hiện nay dùng để đánh giá bộ lọc Hepa. Cụ thể dựa vào các tiêu chuẩn cơ bản sau:

    - Tiêu chuẩn Châu  u: EN1822
    - Tiêu chuẩn Hoa Kỳ: ASHRAE
    - Tiêu chuẩn Quốc Tế: ISO 16890

    Sau nhiều năm phát triển và hình thành, bộ lọc Hepa đã được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Ngoài mục đích ban đầu là lọc bụi trong các vụ thử bom nguyên tử, ngày nay bộ lọc Hepa đã có những cải tiến lớn, trang bị trong các thiết bị gia dụng thường ngày, giúp lọc sạch các tác nhân gây hại trong không khí.

    2. Phân loại bộ lọc Hepa

    Sau khi ra đời và phát triển, hiện nay trên thế giới đã có nhiều loại bộ lọc Hepa khác nhau. Cụ thể có thể kể đến:

    - Kiểu mini pleat

    Bộ lọc hepa mini pleat
    Bộ lọc hepa mini pleat

    Màng lọc Hepa kiểu mini pleat được hiểu là các loại màng lọc có kích thước nhỏ, độ dày không nhiều, có trọng lượng nhẹ, thường được trang bị ở các sản phẩm nhỏ gọn, có tác dụng lọc bụi khá đáng kể, lên tới 99%. Màng lọc mini pleat Hepa thường có kích thước từ 69mm đến 110mm với chênh áp ban đầu khá thấp.

    - Màng lọc HEPA kiểu Separator

    Màng lọc HEPA kiểu Separator
    Màng lọc HEPA kiểu Separator

    Màng lọc hepa kiểu Separator thường được sản xuất từ sợi thủy tinh. Có cấu tạo chính từ vật liệu lọc và vật liệu khung. Vật liệu khung thường là kim loại chịu lực, không gỉ.
    Cấp độ lọc của màng lọc HEPA kiểu Separator từ h13 trên đến h14 được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại. Hầu hết các sản phẩm đều có thể lọc được bụi với hiệu suất lên tới hơn 99%. 
    Bên cạnh đó, kiểu Separator còn có thể chịu được chênh lệch áp lớn lên tới 600Pa và có thể chịu được ẩm, nhiệt độ cao cực kỳ tốt.

    - Màng Lọc HEPA chịu nhiệt

    Màng Lọc HEPA chịu nhiệt
    Màng Lọc HEPA chịu nhiệt

    Màng lọc Hepa chịu nhiệt có thể khắc phục được hầu hết các nhược điểm của các dòng màng lọc Hepa phía trên. Đây là sản phẩm được thiết kế để có thể làm việc được ở các môi trường có nhiệt độ lên tới 250*C. 

    Thêm vào đó, màng lọc Hepa chịu nhiệt còn có tuổi thọ cao, sức lọc lớn, lọc được rất nhiều các tạp chất sinh ra, đảm bảo kết quả sau khi lọc có hiệu suất lên tới hơn 99.7%.

    3. Cơ chế hoạt động của bộ lọc Hepa

    Màng lọc Hepa có cấu tạo từ những sợi thuỷ tinh siêu mỏng, nhỏ nên nó có thể ngăn cản được rất nhiều hạt nhỏ trong không khí đi qua. Cơ chế hoạt động của màng lọc này khá đơn giản. 
    Không khí ban đầu sẽ được dẫn đi qua màng lọc dày đặc, bộ lọc sẽ chặn các chất gây ô nhiễm trong không khí thông qua áp lực điều chuyển. Sau khi đi qua màng lọc, những hạt bụi bẩn sẽ được giữ lại ở đầu vào màng lọc.

    Cơ chế của bộ lọc Hepa
    Cơ chế của bộ lọc Hepa

    Quá trình này lặp lại liên tục, thiết bị sẽ giữ hết các hạt bụi bẩn trong không khí, không cho chúng thoát ngược trở lại. Cơ chế hoạt động của bộ lọc Hepa khá đơn giản, không có gì phức tạp và quá khó hiểu.
    Các hạt bụi siêu mịn nhỏ đến 0,3 micromet (µm), (1 µm = 0,001mm, hay 1mm = 1000  µm) đều sẽ được màng lọc giữ lại thông qua cơ chế lọc tự nhiên. Như vậy loại hạt bụi siêu mịn rất nguy hiểm bây giờ là PM2.5 (ký hiệu 2,5 µm) đều bị màng lọc Hepa này giữ lại.

    4. Chức năng của màng lọc Hepa

    Bộ lọc Hepa hạn chế sự phát tán của nấm mốc, vi khuẩn, lông thú, bụi mịn, bụi lớn,...có đường kính nhỏ nhất lên tới 0,3 µm. Mới đầu, các sản phẩm thường được ứng dụng để loại bỏ bụi mịn sau phản ứng nổ hạt nhân. Sau đó, màng lọc Hepa được ứng dụng trong các hệ thống phòng sạch để thanh lọc không khí.

    Hiện tại, màng lọc Hepa đã được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau như: công nghiệp, y tế, hàng hải, thí nghiệm,... với chức năng lọc không khí, đảm bảo không khí đầu ra luôn trong lành và ở trạng thái tốt nhất có thể.

    Màng lọc Hepa có chức năng lọc bụi, vi khuẩn cực hiệu quả
    Màng lọc Hepa có chức năng lọc bụi, vi khuẩn cực hiệu quả

    Với việc ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khác nhau, bộ lọc Hepa còn có khá nhiều tên gọi khác như: Màng lọc bụi bẩn, màng lọc bụi phòng sạch, màng lọc cho bệnh viện, màng lọc bụi chuyên phòng thí nghiệm, màng lọc máy lọc,....

    5. Ưu nhược điểm của màng lọc Hepa

    Tương tự như những sản phẩm khác có bán trên thị trường, màng lọc Hepa cũng có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Cụ thể:

    - Ưu điểm của bộ lọc Hepa

    Bộ lọc Hepa có một số ưu điểm tuyệt vời mà chúng ta có thể điểm tới gồm có:

    + Ứng dụng lọc sạch mọi bụi bẩn có kích thước nhỏ trong không khí
    + Lọc được cả phấn hoa, nấm mốc, một số loại virus có kích thước đến 0,3 micromet 
    + Loại bỏ lông thú cưng trong không khí
    + Loại bỏ các loại bụi mịn trong phòng, khu làm việc, khu công nghiệp
    + Giảm bệnh hen suyễn cho những người sống tại các môi trường có bụi mịn hoặc các hạt vi khuẩn gây bệnh

    - Nhược điểm của bộ lọc Hepa

    Màng lọc Hepa có rất nhiều ứng dụng trong nhiều ngành khác nhau tạo nên rất nhiều ưu điểm và tính năng hỗ trợ tuyệt vời. Nhưng ngoài những ưu điểm, màng lọc Hepa còn tồn tại một số nhược điểm gồm có:

    + Bộ lọc Hepa không thể loại bỏ mùi trong không khí, đặc biệt là mùi hôi, mùi ẩm mốc
    + Các loại màng lọc không khí hiện nay có mức giá khá cao
    + Bộ lọc Hepa có nhiều dạng không thể vệ sinh bằng nước, khi bẩn hoặc hỏng chỉ có thể thay thế cái mới

    6. Bộ lọc Hepa được ứng dụng trong những thiết bị nào?

    Ngày nay, bộ lọc Hepa đã được ứng dụng rất nhiều trong các thiết bị khác nhau. Cụ thể một số thiết bị có sử dụng màng lọc Hepa có thể kể đến gồm có:

    - Máy lọc không khí

    Máy lọc không khí có trang bị bộ lọc Hepa
    Máy lọc không khí có trang bị bộ lọc Hepa

    Máy lọc không khí là sản phẩm thường sẽ trang bị bộ lọc bụi cơ bản, chính là bộ lọc Hepa. Bộ lọc này giúp máy lọc không khí loại bỏ các loại cát, bụi, nấm mốc trong không khí. 
    Các loại hạt bụi, chất gây ô nhiễm, các tác nhân gây bệnh có kích thước nằm trong khoảng của bộ lọc có thể giữ được đều sẽ được giữ chặt, không cho bay trở lại vào không khí. Điều đó giúp cho không khí trong không gian căn phòng thêm trong sạch và tinh khiết hơn.

    - Điều hoà không khí

    Điều hoà không khí có trang bị bộ lọc Hepa
    Điều hoà không khí có trang bị bộ lọc Hepa

    Các loại điều hoà hiện nay ngoài chức năng điều hoà không khí thì nhiều nhà sản xuất còn trang bị cho các sản phẩm bộ lọc Hepa để góp phần làm sạch không khí tốt hơn.

    Hệ thống màng lọc trong máy điều hoà có từ 1 đến 3 màng lọc đáp ứng yêu cầu giữ lại bụi bẩn, mùi từ các vật dụng gia đình hay nấm mốc. Trong đó màng lọc Hepa thường được sử dụng và trang bị ở cuối cùng. Bộ lọc giúp điều hoà lọc sạch các tác nhân gây nguy hại cho sức khỏe con người trong không khí. 

    Bên cạnh đó, nhiều hãng điều hoà còn có kèm theo dung dịch diệt khuẩn, màng lọc Fabric, màng lọc Net để hỗ trợ tốt hơn trong việc duy trì một bầu không khí sạch, trong lành cho căn phòng.

    - Quạt làm mát, quạt hơi nước

    Quạt làm mát, quạt hơi nước sau khi được trang bị màng lọc Hepa có thể giúp căn phòng của bạn có chất lượng tốt hơn. Bằng cách giữ lại lượng vi khuẩn, bụi nhất định trong quá trình luân chuyển không khí trong phòng, quạt hơi nước có trang bị bộ lọc Hepa sẽ cho cảm giác không khí trong lành hơn hẳn các quạt thông thường.

    - Máy hút ẩm

    Máy hút ẩm
    Máy hút ẩm

    Các loại máy hút ẩm đến từ Mỹ hiện nay hầu hết được trang bị máy hút ẩm. Đây là một trong những tiến bộ đáng khen ngợi. Hepa được trang bị cho mát hút ẩm có thể chặn được rất nhiều các loại vi khuẩn, hạt bụi nhỏ có trong không khí, hút sạch chúng vào thùng chứa và ngăn cản bụi phát tán trở lại vào không khí.

    - Máy hút bụi

    Quá trình dọn dẹp nhà cửa sẽ sinh ra một lượng lớn bụi bay lên không khí ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Chính vì thế, máy hút bụi cũng là một trong những sản phẩm được trang bị bộ lọc Hepa. Các màng lọc Hepa sẽ giữ hết bụi bẩn trong quá trình làm sạch tốt hơn, hạn chế tình trạng bụi bẩn bay trở lại vào không khí.

    - Robot hút bụi

    Robot hút bụi có trang bị màng lọc Hepa
    Robot hút bụi có trang bị màng lọc Hepa

    Các robot hút bụi các phiên bản gần đây nhất đã được nhà sản xuất trang bị bộ lọc Hepa. Trong quá trình làm việc, bộ lọc sẽ giúp robot thui được các loại bụi mịn, vi khuẩn trên sàn, nấm mốc, phấn hoa, lông thú cưng. Từ đó hoạt động của robot hút bụi cũng hiệu quả hơn rất nhiều.

    Trên đây là một số thông tin liên quan đến bộ lọc Hepa, cấu tạo, nguyên lý hoạt động. Trang bị những sản phẩm gia dụng có bộ lọc Hepa cho gia đình mình chính là cách bảo vệ sức khoẻ trực tiếp và hữu ích nhất. Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu các sản phẩm đồ gia dụng có trang bị bộ lọc Hepa, hãy liên hệ ngay với Medihouse để được tư vấn cụ thể hơn nhé!

    Tin Liên Quan

    0 Đánh giá

    Chọn đánh giá của bạn